Một số acid béo làm tăng nguy cơ đái tháo đường type 2 ở phụ nữ

Phụ nữ tăng nguy cơ đái tháo đường khi sử dụng một số loại acid béo

Phát hiện gene mang lại phương pháp điều trị mới cho bệnh đái tháo đường

Thuốc điều trị trầm cảm giúp kiểm soát đái tháo đường tốt hơn

Ăn 3 lát thịt xông khói/ngày dễ bị bệnh tim, đái tháo đường, ung thư

Ăn kiêng giúp đàn ông đái tháo đường cải thiện khả năng tình dục

Nghiên cứu do TS Guy Fagherazzi và các đồng nghiệp ở Trung tâm Nghiên cứu về Dịch tễ học và Sức khỏe Dân số Inserm (CESP) và Đại học Paris (Pháp) và được đăng trên Tạp chí Diabetologia. Các nhà nghiên cứu gần đây đã trình bày kết quả tại Hiệp hội nghiên cứu Đái tháo đường Châu Âu tại Munich (Đức).

Acid béo Omega 3 là một dạng của acid béo không no (PUFA) và gồm 3 hình thức chính: Alpha-linolenic acid (ALA), acid eicosapentaenoic (EPA) và acid docosahexaenoic (DHA).

Dạng DPA của Omega 3 và acid arachidonic của Omega 6 liên quan đến nguy cơ đái tháo đường

ALA có trong một số loại dầu thực vật, kể cả dầu hạt cải (dầu canola) và đậu tương. Trong khi EPA và DHA được tim thấy trong các loại cá béo và động vật có vỏ như cá hồi, cá ngừ, cá, trai. Acid Docosapentaenoic (DPA) là một hình thức khác của Omega 3, có trong cá béo và một số loại thịt đỏ, nhưng lợi ích sức khỏe của nó chưa rõ ràng. Acid béo Omega 3 có thể được bổ sung thông qua chế độ ăn uống. Theo Viện Y tế quốc gia Hoa Kỳ có khoảng 18,8 triệu người lớn và 664.000 trẻ em đã thực hiện bổ sung Omega 3.

Omega 3 cần thiết cho các chức năng cơ thể bao gồm cả hoạt động cơ, đông máu, tiêu hóa và sinh sản, giúp cải thiện tổn thương tim, giảm nguy cơ ung thu vú. Nhưng khi nói đến đái tháo đường type 2, TS Fagherazzi và đồng nghiệp cho biết, tác dụng của Omega 3 với bệnh đái tháo đường còn nhiều tranh cãi.

Nguy cơ đái tháo đường type 2 tăng 26% khi bổ sung lượng omega 3 cao

Với mục tiêu đạt được sự hiểu biết tốt hơn về acid béo omega3 ảnh hưởng đến đái tháo đường type 2 như thế nào, nhóm nghiên cứu đã phân tích dữ liệu của 71.334 phụ nữ .

Câu hỏi về chế độ ăn uống để đánh giá mức tiêu thụ acid béo của phụ nữ và tạo cơ sở nghiên cứu từ năm 1993. Trung bình khoảng 14 năm theo dõi, các thông tin về bệnh đái tháo đường đã được thu thập thông qua bảng câu hỏi về sức khỏe và thuốc.

Sử dụng mô hình máy tính, các nhà nghiên cứu đã ước tính được lượng acid béo có liên quan đến nguy cơ phụ nữ mắc đái tháo đường type 2. Những phụ nữ dùng lượng omega 3 cao đã được tìm thấy tăng 26% nguy cơ bệnh đái tháo đường type 2.

DPA, acid arachidonic liên quan đến nguy cơ đái tháo đường

Các nhà nghiên cứu đã nhận thấy, tùy thuộc vào các loại cụ thể của acid béo mà ảnh hưởng đến nguy cơ đái tháo đường type 2 khác nhau.

Họ phát hiện ra rằng phụ nữ tiêu thụ dạng DPA có nguy cơ cao hơn 54% bệnh đái tháo đường type 2 nếu họ bị thừa cân và có nguy cơ đến 45% mắc bệnh nếu không thừa cân.

Còn acid arachidonic là một loại trong nhóm acid béo Omega 6 có trong các loại dầu thực vật như dầu bắp, dầu bông vải... Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng phụ nữ không thừa cân sử dụng lượng acid arachidonic (hơn 0,25 gram mỗi ngày) gia tăng 50% nguy cơ bệnh đái tháo đường type 2, trong khi phụ nữ thừa cân tăng tới 74% nguy cơ đái tháo đường so với những người ít sử dụng.

Các nguồn thực phẩm chính của DPA và acid arachidonic là thịt và hải sản. Các nhà nghiên cứu không bắt buộc người dân phải cắt giảm các nguồn thức ăn này ra khỏi chế độ ăn uống mà các nhà nghiên cứu khuyến cáo nên giảm bớt ăn thịt, vì chúng ta thường tiêu thụ lượng thịt lớn hơn nhiều so với nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. 

Ngọc Hoa H+ (Theo Medicalnewstoday)

 

Gợi ý sản phẩm TPCN hỗ trợ bệnh nhân đái tháo đường:


Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất